Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng
Thế - Chương 18 (Hết)
CHƯƠNG 18: VINH
QUANG VÀ CHIẾN THẮNG
Mặc dù hầu như chắc
chắn rằng một học sinh chuẩn bị bài thi tôt sẽ đạt kết quả tốt, bạn có thể phải
cần nhiều hơn để đạt kết quả xuất sắc tuyệt đối. Nguyên do là vì vẫn có những
học sinh chuyển bị bài thi tốt nhưng lại không thể làm bài hoàn hảo trong không
khí căng thẳng của kì thi. Ở chương này tôi sẽ chỉ ra một số sai lầm thông
thường mà học sinh phạm phải dưới áp lực của kì thi. Chúng tao sẽ phải thảo
luận về các phương pháp phòng tránh nhằm giúp bạn có thể làm bài thi ở phong độ
cao nhất.
Tự đặt mình vào
trạng thái quyết tâm mạnh mẽ.
Nếu bạn đã hoàn
thành tất cả những bước học thi và đã chuẩn bị bài đầy đủ, thứ duy nhất còn lại
có thể lấy mất cơ hội đạt điểm 10 của bạn chính là trạng thái tinh thần của
bạn. Nếu bạn đi thi trong trạng thái tiêu cực lo lắng, căng thẳng hoặc bối rối,
bạn có thể đi đến tình trạng "đầu óc trống rỗng" hoặc phạm phải nhiều
lỗi bất cẩn không đáng có.
Bởi thế, việc đầu
tiên mà bạn cần làm là tự đặt mình vào trạng thái tự tin, quyết tâm mạnh mẽ
nhất như những gì bạn đã học được ở Chương 16: Tạo quyết tâm mạnh mẽ tức thì.
Xin nhớ rằng trạng thái tinh thần của bạn sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Cảm
xúc của bạn sẽ ảnh hưởng đến hành động và kết quả của bạn. Khi bạn ở trong
trạng thái tự tin tuyệt đối, phấn khởi và quyết tâm, bạn sẽ làm bài với tất cả
khả năng của bạn. Sau đây là một số việc bạn có thể làm để duy trì trạng thái
đó.
Đến nơi thi sớm để
thư giãn.
Đến nơi thi sớm hơn
giờ thi bao giờ cũng tốt. Trước hết, việc này bảo đảm bạn sẽ không bị trễ giờ.
Bên cạnh đó, việc đến sớm giúp tâm trí bạn thư giãn rất nhiều trước khi thi.
Xin nhớ rằng bộ não của bạn chỉ làm việc có hiệu quả tốt nhất khi bạn ở trong trạng
thái thư giãn.
Dứt bỏ kì thi ra
khỏi tâm trí.
Sẽ rất có ích nếu
bạn có thể tán gẫu với bạn bè về bất cứ chuyện gì ngoài chuyện kỳ thi hay tài
liệu học tập nhằm giúp bạn tách rời tâm trí khỏi việc thi cử. Điều quan trọng
nhất là đừng bao giờ học bài vào ngày thi. Nó làm bạn luôn ở trong trạng thái
căng thẳng. Hơn nữa, những thông tin mới có thể làm bạn rối rắm, lộn xộn những
thông tin trước đó đã được sắp xếp ngăn nắp trong não khi bạn ngủ.
Sử dụng những từ
ngữ mạnh mẽ.
Ở chương 16 chúng
ta phát hiện ra những từ ngữ chúng ta tự nó với bản thân có thể động viên hoặc
tự hủy hoại chúng ta. Hãy dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Hãy liên tục nói với
bản thân "Mình sẽ đạt điểm 10", "Không có vấn đề gì cả, mình sẽ
hoàn thành một cách xuất sắc trước khi giờ thi kết thúc".
Thậm chí khi bạn
cảm thấy lúng túng trước một câu hỏi khó, không bao giờ cho phép bản thân được
nói những lời tiêu cực. Một khi bạn lâm vào trạng thái tiêu cực mọi chuyện sẽ
trở nên tiêu cực. Bởi thế, hãy liên tục nói với bản thân những lời tích cực.
Tự đặt mình vào
trạng thái quyết tâm mạnh mẽ.
Trước giờ thi, hãy
tự đặt mình vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ bằng cách nghĩ về một thời điểm
trong quá khứ mà bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin, không ai có thể ngăn cản bạn và
bạn thật sự mạnh mẽ. Hình dung hình ảnh này rõ ràng trong tâm trí bạn. Hãy nhập
tâm và thêm đủ màu sắc vào hình ảnh đó, làm hình ảnh này sáng lên và to ra.
Kế tiếp, bạn hãy
bảo rằng cơ thể bạn chuyển đổi sang một tư thế mạnh mẽ. Hãy thở theo cách thở
như bạn tự tin tuyệt đối. Hãy tạo ra mặt quyết tâm. Hãy hướng thẳng vai ra phía
sau và đi qua đi lại như thể không có ai có thể cản được bạn.
Bạn cũng có thể tận
dụng sức mạnh của việc dùng neo mà bạn đã học chuyển đổi bản thân vào trạng
thái quyết tâm mạnh mẽ như đấm tay vào không khí, vỗ tay, hét lớn,... (những
cái neo này là những hành động, cử chỉ bạn đã phát huy và thực tập nhiều lần
trước đây).
Một khi bạn đã ở
trong trạng thái quyết tâm ở tột đỉnh, bạn có thể bắt đầu làm bài thi.
Đọc lướt qua đề
thi.
Việc đầu tiên mà
bạn nên làm khi bắt đầu làm bài thi là đọc lướt qua tất cả các hướng dẫn và
toàn bộ đề thi từ đầu đến cuối, trước khi bắt đầu trả lời bất kì câu hỏi nào.
Việc đọc lướt này giúp bạn lên kế hoạch thứ tự trả lời câu hỏi cũng như lường
thời gian cần thiết cho từng câu hỏi.
Thời gian.
Việc thiếu thời
gian là yếu tố thất bại của nhiều học sinh cho dù họ có chuẩn bị bài hay không.
Cho nên, điều quan trọng là bạn nên, điều quan trọng là bạn nên theo dõi thời
gian bằng cách nhìn đồng hồ mỗi khi cần thiết. Để tránh việc thiếu thời gian
làm bài, bạn nên:
Phân chia thời gian
hợp lý.
Luôn luôn lên kế
hoạch cho lượng thời gian bạn cần trong từng câu hỏi trước khi làm bài. Bạn nên
thực tập việc lên kế hoạch thời gian này trong lúc làm các đề thi cử.
Thời gian dự phòng.
Bạn cũng nên dự
phòng thời gian để kiểm tra lại bài trong vòng ít nhất 15 phút. Lượng thời gian
này cũng có thể được dùng vào những việc khẩn cấp nếu bạn vượt quá lố thời gian
dự định khi trả lời câu hỏi.
Tiếp cận câu hỏi.
Dễ trước, khó sau.
Việc trả lời câu
hỏi theo thứ tự cho sẵn không bao giờ tốt cả. Lý do là vì đôi khi những câu hỏi
khó được đưa lên đâu trong khi những câu hỏi dễ lại nằm ở phía dưới. Khi đối
mặt với tình huống như thế chúng ta có thể cứ tiếp tục cố gẳng trả lời câu hỏi
khó đến khi phát hiện ra chúng ta đã mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.
Hậu quả là chúng ta hối hả làm tiết bài thi chỉ để nhận ra không có đủ thời
gian làm bài, thậm chí không kịp trả lời những câu hỏi dễ. Để tránh vấn đề này,
bạn nên là theo một trong những cách sau đây:
Bất cứ khi nào bạn
cảm thấy mắc kẹt vào mọt câu hỏi khó, lập tức khoanh tròn câu hỏi khó đó và
nhảy sang trả lời câu hỏi tiếp theo. Bạn có thể quay lại câu hỏi khó đó sau khi
bạn đã trả lời hết những câu hỏi dễ.
Trả lời hết tất cả
những câu hỏi dễ trước khi tiến hành làm các câu hỏi khó. Luôn luôn để dành
những câu hỏi đòi suy nghĩ, phân tích và viết nhiều sau cùng khi bạn đã hoàn
tất hầu hết bài thi. Lý do là bạn có thể trả lời câu hỏi khó tốt nhất khi tâm
trí bạn ở trạng thái thư giãn hơn (vì hoàn thành gần hết các câu hỏi).
Đừng đi quá đà.
Học sinh thường
thấy phấn khởi khi trả lời một câu hỏi quen thuộc. Họ cứ liên tục viết mãi cho
đến khi nhận ra rằng học đã lãng phí quá nhiều thời gian cho câu hỏi này. Hãy
tránh việc viết nhiều thông tin dư thừa không cần thiết.
Đừng bao giờ bỏ
cuộc.
Những câu hỏi khó,
đặc biệt là nếu nằm ở đầu đề thi thường có tác động là bạn mất tinh thần. Khi
việc này xảy ra, bạn sẽ thậm chí không thể trả lời những câu hỏi dễ phía dưới.
Nguyên nhân là vì bạn đã hình thành một niềm tin là đề này rất khó, vượt qua
khả năng của bạn.
Nếu việc này xảy ra
với bạn, hãy hít thở thật sâu, thư giãn và đừng bao giờ bỏ cuôc. Bỏ qua những
câu hỏi phức tạp và trả lời các câu hỏi dễ để giúp bạn tự tin hơn. Cuối cùng
khi bạn quay lại câu hỏi khó và thấy rằng bạn vẫn không biết cách trả lời, đừng
bao giờ để giấy trắng vì điều này sẽ đảm bảo bạn lãnh điểm 0 cho câu hỏi đó.
Thay vào đó, viết ra những gì bạn biết miễn là hợp lý
Bạn không những
không có gì để mất mà còn có thể nhận được một vài điểm. Điều này tạo ra sự
khác biệt giữa điểm rớt và đậu.
Trả lời câu hỏi.
Bạn nên làm theo
hai nguyên tắc sau đây trong việc trả lời bất kì câu hỏi nào. Đó là:
- Luôn luôn đọc kỹ
câu hỏi.
Luôn luôn đọc từng
câu hỏi một cách từ từ, cẩn thận trước khi đặt bút trả lời. Các học sinh thường
chỉ đọc vài chữ đầu và tự cho rằng câu hỏi này tương tự như câu hỏi họ đã làm
trước đây trong bài kiểm tra hoặc bài tập về nhà. Kết cục là bạn có thể đưa ra
một câu trả lời hoàn toàn lạc đề.
Xin nhớ rằng chỉ
cần một từ khác cũng có thể thay đổi hoàn toàn bộ ý nghĩa câu hỏi đó. Nếu không
đọc kĩ, chúng ta có thể bỏ lỡ từ quan trọng đó và hiểu sai toàn bộ câu hỏi. Do
đó, luôn luôn để ý những từ khóa quan trọng xuất hiện trong từng câu hỏi.
Ví dụ, đừng có đọc
"và" trong khi câu hỏi ghi "hay". Đồng thời, đừng lầm lẫn
giữa "mệnh đề nào bên dưới là 'đúng'" với "mệnh đề nào bên dưới
là 'không đúng'".
- Trả lời câu hỏi
vừa đủ.
Không bao giờ ngụp
lặn vào câu hỏi trước khi biết được thật sự câu hỏi cần thông tin gì. Nếu bạn
làm thế, bạn có thể đưa ra quá ít thông tin, quá nhiều thông tin hoặc lạc đề.
Bước đầu tiên là
phải biết được bạn cần đưa ra bao nhiêu thông tin. Bạn có thể lấy số phân chia
trong từng câu hỏi làm tiêu chuẩn.
Bây giờ, chúng ta
hãy tìm hiểu cách trả lời những dạng câu hỏi cụ thể, những câu hỏi trắc nghiệm
và câu hỏi tự luận.
Câu hỏi trắc nghiệm
đánh đố nhất.
Nhiều học sinh cho
rằng các câu hỏi trắc nghiệm là đơn giản nhất trong các dạng câu hỏi. Lý do là
vì câu trả lời đã được đưa sẵn ra và bạn chỉ có việc chọn. Lời khuyên của tôi
là đừng bao giờ đánh giá thấp câu hỏi trắc nghiệm. Thật sự, đây là một dạng câu
hỏi đánh đố nhất. Thông thường, người ra đề thi sẽ cho ra những lựa chọn rất
giống nhau đến nỗi bạn phải cần đến không chỉ kiến thức mà còn cả các kỹ năng
để chọn câu trả lời đúng. Nếu bạn không hiểu rõ khái niệm trong bài, bạn có thể
trả lời sai dễ dàng. Câu hỏi trắc nghiệm cũng là dạng câu hỏi mà học sinh phạm
lỗi bất cẩn nhiều nhất. Cho nên, dưới đây là một vài phương pháp giúp bạn thành
thạo trong lĩnh vực này.
Đọc kỹ.
Như thường lệ, đọc
thật kỹ câu hỏi. Đừng bao giờ cho rằng câu hỏi này có vẻ giống với câu hỏi bạn
đã từng làm trước đây. Một từ thay đổi có thẻ thay đổi toàn bộ ý nghĩa câu hỏi.
Ví dụ như " tất cả đều đúng" và "tất cả đều không đúng" rất
tương tự nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Đưa ra câu trả lời
của bạn trước.
Trước khi bạn xem
xét các lựa chọn trả lời sẵn, luôn luôn viết câu trả lời của bạn trước bên cạnh
câu hỏi trên giấy. Sau đó, so sánh câu trả lời của riêng bạn với từng lựa chon.
(theo tôi, việc làm này có thể giúp bạn làm nhanh chóng một số các câu hỏi lý
thuyết)
Đọc hết tất cả các
lựa chọn.
Nhiều học sinh phạm
phải lỗi kinh khủng khi đánh dấu chọn câu trả lời họ nghĩ là đúng mà không đọc
hết tất cả các lựa chọn trả lời khác. Họ tự nhủ rằng 'các lựa chọn khác chắc
chắn là sai'". Luôn luôn đọc kĩ từng câu trả lời trước khi lựa chọn câu
trả lời đúng nhất. Lý do là vì có thể có câu trả lời đúng hơn câu trả lời bạn
chọn hoặc nhiều đáp án đúng cùng lúc. Dĩ nhiên, chỉ có duy nhất câu trả lời
đúng nhất mới được xem là đạt.
Phương pháp loại
trừ.
Nếu không chắc chắc
nên lựa chọn câu trả lời nào, bạn có thể sử dụng phương pháp loại trừ. Dưới đây
là vài kỹ thuật bạn có thể sử dụng để loại trừ các lựa chọn sai.
- Loại trừ lựa chọn
sai rõ ràng.
- Loại trừ lựa chọn
sai chút ít. Đây là lựa chọn có vẻ đúng nhưng có một hai từ làm nó sai.
- Loại trừ lựa chọn
vốn dĩ đã đúng nhưng không liên quan đến câu hỏi.
- Loại trừ lựa chọn
rất khác biệt so với các lựa chọn khác. Lựa chọn này thường sai nhưng vẫn có
thể đúng.
- Nếu có hai lựa
chọn rất giống nhau, một trong hai lựa chọn thường đúng.
- Nếu có hai lựa
chọn đối nghịch nhau, một trong hai lựa chọn thường đúng.
Câu hỏi tự luận.
Để thành thạo dạng
câu hỏi tự luận, bạn phải chứng tỏ được rằng bạn có thể nhớ lại tất cả các
thông tin liên quan, diễn tả được rằng bạn hiểu cách áp dụng chúng vào câu hỏi
và có thể sắp xếp các thông tin theo cách tốt nhất có thể.
Sơ Đồ Tư Duy giúp
bạn viết bài tự luận.
Một công cụ rất hữu
ích nhằm giúp bạn nhớ lại và sắp xếp thông tin chính là Sơ Đồ Tư Duy. Trước khi
bạn bắt tay vào viết câu trả lời, luôn luôn dành 5-10 phút để lên kế hoạch. Sử
dụng Sơ Đồ Tư Duy để viết bản thảo bằng viết chì. Sơ Đồ Tư Duy sẽ giúp bạn nhớ
lại các ý chính cũng như nhận ra được cách sắp xếp thông tin tốt nhất.
Một lý do quan
trọng của việc phác thảo bài viết này là nó giúp bạn thấy được cấu trúc tổng
quát của bài viết trước khi bạn bắt tay vào viết. Lúc này, bạn có thể quyết
định nên đưa thông tin nào vào bài, cách sắp xếp thông tin tốt nhất, nên đưa ý
nào vào đoạn văn đầu tiên, đoạn văn thứ hai và cứ thế. Nói chung, bài viết tự
luận của bạn có thể được chia thành ba phần: Phần mở bài, Phần thân bài và Kết
bài. Điều quan trọng là trong phần kết bài, các ý chính nên tóm lại và đưa ra
được lập trường vững chắc. Một lỗi thông thường nhất mà học sinh hay phạm phải
trong bài thi tự luận là lạc đề. Phác thảo trước bài viết của bạn sẽ giúp bạn
tránh được lỗi này.
Chỉ khi bạn đã hoàn
toàn thỏa mãn với bản thảo Sơ Đồ Tư Duy (nhưng đừng bao giờ quá mười phút), bạn
mới nên bắt tay vào viết bài luận.
Những phút cuối.
Sau khi trả lời tất
cả các câu hỏi, lý tưởng nhất là bạn nên dành mười lăm phút cuối để đọc lại bài
như dự tính. Đây là những phút quan trọng nhất. Chắc chắn là bạn sẽ phát hiện
ra vài lỗi nhỏ và một số thông tin bị bỏ lỡ.
Vậy thì, chúng ta
nên kiểm tra lại bài như thế nào?
- Đọc lại câu hỏi
để đảm bảo bạn đã hiểu câu hỏi chính xác.
- Đọc lại bài luận
và các câu trả lời ngắn để đảm bảo những câu trả lời này không lạc đề và không
có lỗi chính tả, văn phạm. Cũng bảo đảm rằng không có ý chính quan trọng nào bị
bỏ sót.
- Nếu thời gian cho
phép, tính toán lại (dùng những các thay thế khác) tất cả những câu hỏi làm
tính để biết rằng liệu bạn có ra cùng một kết quả không. Nếu bạn không có đủ
thời gian, chỉ đọc lại cách tính toán của bạn.
- Đối với câu hỏi
trắc nghiệm, bạn hãy kiểm tra lại xem bạn có bỏ sót câu nào không. Điều quan
trọng hơn là khi bạn trả lời ở một tập đáp án riêng chứ không phải trực tiếp
trên câu hỏi, bạn phải kiểm tra xem bạn có đánh dấu câu trả lời tương ứng với
câu hỏi hay không. Cuối cùng, không bao giờ bỏ trống bất cứ câu trả lời nào dù
bạn có đọc câu hỏi hay chưa.
Số phận của bạn do
bạn tự tạo ra.
Thế là bạn đã đi
được một đoạn đường dài rồi, đúng không nào? Cho dù bạn là ai và đang ở đâu
trên thế giới, khi bạn đã bỏ thời gian đọc quyển sách này, bạn đã học được
nhiều kiến thức đơn giản nhưng mạnh mẽ đến mức có thể thay đổi được cách học
của bạn mãi mãi. Bạn đã nhận ra rằng niềm tin bạn có về bản thân bạn là ai và
bạn có thể làm gì sẽ quyết định kết quả bạn đạt được. Bạn biết rằng nếu những
học sinh khác có thể đạt tới kết quả tốt, bạn cũng có thể đạt được. Vấn đề chỉ
là ở việc sử dụng đúng các kĩ năng và phương pháp. Bạn cũng đã biết về tiềm
năng không giới hạn của não bộ. Bạn đã nhận ra rằng, nếu nắm được chìa khóa
thành công, bạn sẽ giải phóng được những khả năng phi thường tiềm ẩn trong
bạn.Bạn đã được học về những chìa khóa này đúng không nào? Bạn đã biết cách tận
dụng cả hai bán cầu não của bạn bằng cách sử dụng Sơ Đồ Tư Duy và hệ thống Trí
Nhớ Siêu Đẳng để tạo nền tảng cho một tương lai hấp dẫn mà bạn đã xác định. Bạn
có khả năng tự động viên bản thân và trở thành một người quản lý thời gian
giỏi. Sự lười biếng và trì hoãn không còn dành cho bạn nữa.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com -
gác nhỏ cho người yêu sách.]
Tôi muốn bạn hãy
hành động ngay từ bây giờ khi bạn lật đến trang cuối cùng của quyển sách. Hãy
mở sách giáo khoa ra, lập Sơ Đồ Tư Duy và sử dụng kỹ năng Trí Nhớ Siêu Đẳng để
thấy rằng việc học rất vui và dễ dàng. Hãy sử dụng sổ tay để lên kế hoạch sắp
xếp thời gian cho tuần tới. Thậm chí bạn có thể viết ra những mục tiêu lớn lao
trong tương lai.
Xin nhớ rằng, việc
bạn học kém trong quá khứ không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ học giỏi trong
tương lai. Thành công trong tương lại phụ thuộc vào những gì bạn làm ngày hôm
nay, chứ không phụ thuộc vào những gì diễn ra trong quá khứ. Vậy thì, hãy dũng
cảm bước ra và bắt đầu gieo mầm cho một mùa bội thu nào.
Cuối cùng, tôi chúc
bạn mọi sự tốt đẹp trên con đường đi đến thành công. Tôi hi vọng bạn sẽ viết thư
cho tôi hoặc nếu chúng ta gặp nhau trong một buổi chuyên đề nào đó, bạn sẽ kể
cho tôi nghe câu chuyện thành công của bạn.
Cho đến lúc đó hãy
sống vì ước mơ của bạn!
The end!
Hy vọng mọi người
đã học được những điều thật bổ ích cho riêng mình!
Thực hiện bởi
nhóm Biên tập viên Gác Sách:
Sienna – streetchick – Tiểu Bảo Bình
(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)